text header

Thiết kế lắp đặt buồng kín khí trong hầm lò

Tại các mỏ than hầm lò tại Việt Nam, phương pháp phá gương trong đào lò và khai thác lò chợ chủ yếu sử dụng công nghệ khoan nổ mìn. Với lượng thuốc nổ trung bình mỗi đợt nổ từ 5 đến 10kg tại gương lò chợ và từ 8 đến 60kg tại gương lò đào, một số loại khí độc sẽ phát sinh sau khi nổ mìn như CO, CO­2. Thông thường, các khí này được hòa loãng xuống dưới mức cho phép bằng hệ thống thông gió.

Theo Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về an toàn trong khai thác hầm lò QCVN 01:2011/BCT: “khi nổ mìn, công nhân phải tránh ra luồng gió sạch”. Tại các gương lò đào dài đến 1000m, theo quy định người lao động phải đi ra vùng gió sạch và đi vào gương lò với quãng đường trên 2000m, tiêu tốn nhiều thời gian và công sức. Vì thế nên nhiều lao động thường tránh mìn ở luồng gió thải gương đào lò, điều này dễ gây ra nguy cơ mất an toàn và hít phải khí CO, CO­2 sinh ra sau nổ mìn. Tại các gương khai thác lò chợ cột dài theo phương, khi nổ mìn, thợ gác mìn và các công nhân làm việc ở đầu lò chợ và lò thông gió cũng thường hít phải khí CO, CO­2 sinh ra sau nổ mìn. Lượng khí độc này có ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động, về lâu dài dẫn đến phát sinh các bệnh nghề nghiệp.

Tại các nước có ngành công nghiệp khai thác hầm lò phát triển như Canada, Mỹ, Anh, Nhật… việc sản xuất và sử dụng các buồng tránh – kín khí đã được áp dụng rộng rãi nhằm phòng chống các nguy cơ có khả năng xảy ra. Trong đó tại một số nước như Mỹ, Nhật, việc áp dụng các buồng tránh trong mỏ hầm lò gần như là quy định bắt buộc. Các buồng tránh này phải đảm bảo kín, cách ly với môi trường mỏ, có thể nghiên cứu áp dụng tại các mỏ than hầm lò tại Việt Nam nhằm mục đích đảm bảo an toàn và điều kiện vi khí hậu, giảm thiểu độc hại, đảm bảo sức khỏe của người lao động, đồng thời có khả năng tăng năng suất lao động tại các mỏ than hầm lò.

Mốt số hình ảnh hệ thống Buồng kín khí trong mỏ than hầm lò

Lên đầu trang