text header

Đánh giá rủi ro

ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG KHAI THÁC THAN HẦM LÒ

            An toàn lao động là mục tiêu số một trong các ngành công nghiệp, đặc biệt trong các lĩnh vực có mức độ rủi ro cao như khai thác mỏ. Ngành khai thác than hầm lò với đặc thù là công nhân phải làm việc dưới các hầm mỏ với nhiều rủi ro tiềm ẩn do các nguyên nhân chủ quan và khách quan. Vì thế, vấn đề nâng cao mức độ an toàn trong khai thác than hầm lò là một việc làm cần thiết và cấp bách.  

Vì vậy, Chính phủ cũng như Ngành Than trong những năm gần đây đã có nhiều cố gắng để kiểm soát và ngăn chặn tại nạn lao động, nâng cao công tác an toàn trong khai thác than hầm lò. Ngày 29 tháng 12 năm 2010, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 43/2010/TT-BCT quy định công tác quản lý an toàn trong ngành Công Thương. Cụ thể, tại Điều 5, Thông tư 43/2010/TT-BCT đã quy định rất cụ thể về trách nhiệm của Doanh nghiệp trong quản lý rủi ro.

  1. Xây dựng nội dung đánh giá rủi ro, bao gồm:
  2. a) Xác định mối nguy hiểm;
  3. b) Đánh giá mức độ rủi ro;
  4. c) Các giải pháp kiểm soát, giảm thiểu rủi ro.
  5. Đánh giá rủi ro thực hiện theo phương pháp định lượng hoặc phương pháp định tính. Trường hợp không có quy định phải đánh giá rủi ro theo phương pháp định lượng thì doanh nghiệp có thể lựa chọn đánh giá rủi ro theo phương pháp định tính.
  6. Định kỳ cập nhật Báo cáo phân tích, đánh giá rủi ro (được xác định, phân tích, đánh giá đối với tất cả các công trình, dây chuyền, máy, thiết bị, chất nguy hiểm…) theo quy định đối với từng lĩnh vực cụ thể hoặc định kỳ 3 năm đối với các lĩnh vực chưa có quy định cụ thể.
  7. Trường hợp doanh nghiệp có thay đổi về công nghệ, các máy, thiết bị, quy mô, địa điểm sản xuất hoặc sau các tai nạn, sự cố cần phải tiến hành đánh giá rủi ro lại để phù hợp với các thay đổi đó.

Một số hình ảnh về công tác đào tạo, hướng dẫn, đánh giá rủi ro tại doanh nghiệp khai thác than.

Lên đầu trang