Ngày 02 tháng 10 năm 2002, Tổng Công ty Than Việt Nam ra Quyết định số 1270/QĐ-TCCB về việc thành lập Trung tâm An toàn Mỏ – đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Viện do TS. Phùng Mạnh Đắc – Viện trưởng kiêm Giám đốc. Trước khi được thành lập, đội nũ cán bộ của Trung tâm là các cán bộ thuộc các đơn vị trong Viện được biệt phái, tuyển chọn thực hiện Dự án “Trung tâm quản lý khí mỏ than Việt Nam”, do Chính phủ Nhật Bản tài trợ cho ngành Than, thông qua Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) với thời gian 5 năm (4/2001 – 3/2006).
Từ tháng 10/2006 đến tháng 5/2011, TS. Trần Tú Ba là Giám đốc. Đến tháng 6/2011, TS. Trần Tú Ba được đề bạt làm Phó Viện trưởng. Từ năm 2011-2013, TS. Nhữ Việt Tuấn là Giám đốc. Từ năm 2014 – 2016, TS. Đào Hồng Quảng là Giám đốc. Từ 2017 đến 09/2019, TS. Phùng Quốc Huy là Giám đốc. Từ tháng 10/2019 đến nay, Giám đốc Trung tâm là TS. Lê Trung Tuyến.
Các Phó Giám đốc: Giai đoạn từ tháng 10/2006 – 3/2013, Phó Giám đốc Trung tâm là ThS. Phạm Chân Chính và KS. Phạm Xuân Thanh. Từ tháng 4/2013 đến 09/2017, Phó Giám đốc Trung tâm là KS. Phạm Xuân Thanh và ThS. Lê Trung Tuyến. Từ tháng 9/2017 đến 9/2019 là TS. Lê Trung Tuyến và ThS. Nguyễn Việt Phương. Từ tháng 10/2019 đến này là ThS. Nguyễn Việt Phương và ThS. Nguyễn Tuấn Anh.
Trung tâm được Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Tỉnh Quảng Ninh nay là Sở Khoa học và Công Nghệ tỉnh Quảng Ninh cấp Giấy chứng nhận Đăng ký hoạt động Khoa học và Công nghệ lần đầu của Trung tâm An toàn Mỏ trực thuộc Viện KHCN Mỏ – Vinacomin số 01-2003 do Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Tỉnh Quảng Ninh cấp ngày 28/04/2003. Giấy chứng nhận số: 01-2021 về việc đăng ký thay đổi, bổ sung hoạt động Khoa học và Công nghệ do Sở Khoa học và Công Nghệ tỉnh Quảng Ninh cấp ngày 01/6/2021 với chức năng nhiệm vụ như sau:
– Nghiên cứu triển khai hoạt động KH&CN trong các lĩnh vực bảo đảm an toàn khai thác mỏ gồm: khí mỏ, nguy cơ bục nước, nước mỏ;
– Kiểm định các thiết bị tính năng phòng nổ, thiết bị điện, vật liệu nổ công nghiệp dùng trong mỏ hầm lò; các loại vật liệu, vì chống trong khai thác;
– Đào tạo, hướng dẫn, chuyển giao và thực hiện công nghệ, kỹ thuật liên quan đến việc đảm bảo an toàn, cấp cứu trong khai thác;
– Biên soạn các tài liệu liên quan đến an toàn và cấp cứu mỏ;
– Thực hiện các dịch vụ kỹ thuật trong lĩnh vực an toàn mỏ;
– Kiểm định, hiệu chuẩn các phương tiện đo.
CBVC Trung tâm trong ngày khánh thành trụ sở làm việc ở Uông Bí, Quảng Ninh
Lãnh đạo Trung tâm qua các thời kỳ
Trụ sở làm việc tại phường Quang Trung, thành phố Uông Bí, Quảng Ninh. Trụ sở được khởi công xây dựng năm 2003, có diện tích trên 10.000m2, gồm văn phòng làm việc và các phòng thí nghiệm, nhà 5 tầng; nhà tập thể 2 tầng và khu nhà xưởng, phòng thử nghiệm các thiết bị có kích thước, trọng lượng lớn, khu đào tạo thực hành, …
Phòng thí nghiệm an toàn mỏ VILAS 170: Được cấp Chứng chỉ đạt chuẩn Quốc gia theo định kỳ 03 năm/lần đánh giá lại từ lần công nhận đầu tiên theo Quyết định số 49/QĐ-CNCL, ngày 21/03/2005. Hiện nay, Trung tâm đang tiếp tục thực hiện hệ thống tiêu chuẩn theo Quyết định số 972.2020/QĐ-VPCNCL, ngày 08/12/2020. Thực hiện 41 phép thử đối với lĩnh vực hoá, cơ, điện – điện tử, đo lường – hiệu chuẩn.
Thực hiện dịch vụ: Kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường được cấp theo Giấy chứng nhận số 234/TĐC-ĐL ngày 24/01/2022 của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường – Bộ Khoa học và Công nghệ cấp, theo yêu cầu Nghị định số 105/2015/NĐ-CP của Chính phủ.
Thực hiện đánh giá: Sự phù hợp theo tiêu chuẩn, quy chuẩn (hợp chuẩn, hợp quy) cho các sản phẩm máy, thiết bị đặc thù công nghiệp được cấp theo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động số 259/GCN-BCT ngày 28/02/2022 của Bộ Công Thương, cấp theo yêu cầu của Nghị định số 107/2016/NĐ-CP của Chính phủ.
Thực hiện thử nghiệm đối với sản phẩm kíp nổ công nghiệp (kíp nổ điện an toàn, kíp nổ vi sai phi điện an toàn) và thuốc nổ nhũ tương an toàn dùng cho mỏ hầm lò có độ thoát khí mê tan siêu hạng được cấp theo Quyết định số 979/QĐ-BCT ngày 25/3/2020 và Quyết định số 2701/QĐ-BCT ngày 01/12/2021 về chỉ định tổ chức thử nghiệm Vật liệu nổ Công nghiệp.
Trang thiết bị hiện đại được trang bị từ dự án “Trung tâm quản lý khí mỏ than Việt Nam” và đầu tư bổ sung hàng năm để phục vụ công việc và công tác nghiên cứu tiến trước như: Thiết bị thử vỏ không xuyên nổ, thiết bị thử quá tải, thiết bị tạo tia lửa, thiết bị tạo điều kiện môi trường, tủ tạo nhiệt độ, thiết bị thử độ xâm thực của môi trường đối với vật liệu cách điện, thiết bị hiệu chuẩn máy đo, hệ thống thiết bị thử thuốc nổ, hệ thống thiết bị thử cột chống thuỷ lực, thiết bị thở phổi nhân tạo …Phòng thí nghiệm nghiên cứu khả năng tự cháy của than (được xây dựng, khánh thành năm 2016. Thiết bị, công nghệ thí nghiệm được chuyển giao từ Viện mỏ Trung ương Ba Lan (GIG) bao gồm 3 mô đun bao gồm: các thiết bị xác định chỉ số tự cháy của than; các thiết bị xác định nhiệt ôxy hóa than; hệ thống các thiết bị máy sắc ký khí).
Đội ngũ cán bộ: Trung tâm có 58 người (trong đó có 3 tiến sỹ; 16 thạc sỹ; 32 kỹ sư, cử nhân; cao đẳng trung cấp, phụ trợ 07).
Tổ chức của Trung tâm bao gồm:
– Ban Giám đốc: 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc
– 04 phòng chuyên môn: Phòng nghiên cứu Môi trường An toàn mỏ; Phòng Thông gió và An toàn mỏ; Phòng Kiểm định thiết bị phòng nổ; Phòng Phát triển Hệ thống Quan trắc.
– 02 phòng quản lý, nghiệp vụ: Phòng Kế hoạch tổng hợp; Phòng Kế toán
– Xây dựng bản đồ phân bố khí mêtan, tập hợp tài liệu làm cơ sở để phân cấp khí mỏ hàng năm cho các các vỉa than vùng Quảng Ninh, Thái Nguyên, Nghệ An. Từ năm 2000 đến nay, Trung tâm thực hiện giám sát, lấy mẫu và phân tích đến 120 ngàn mẫu than, khoảng 30 ngàn mẫu khí lỗ khoan, 10 ngàn mẫu khí mỏ để phân tích xác định độ chứa khí, độ thoát khí tương đối;
– Thực hiện đề tài trọng điểm cấp Bộ và TKV nổi bật trong đó: Đề tài cấp Bộ Công thương “Nghiên cứu đánh giá tính tự cháy của than và đề xuất các giải pháp kỹ thuật công nghệ phòng ngừa tự cháy ở các mỏ than hầm lò Việt Nam” và đề tài cấp TKV “Nghiên cứu, xây dựng trạm kiểm định đường đặc tính của quạt gió cục bộ và sức cản các loại ống gió”, từ đó mở rộng mảng công việc cho Trung tâm.
– Từ năm 2000 được đào tạo, chuyển giao công nghệ từ các chuyên gia Nhật Bản, Ba Lan về hệ thống quan trắc. Đến năm 2006 được ủy quyền, chuyển giao công nghệ của Hãng Carbo (Ba Lan) thực hiện tư vấn, thiết kế, lắp đặt thiết bị hệ thống quan trắc cho các mỏ thuộc TKV và TCT Đông Bắc. Hàng năm thực hiện bảo trì, sửa chữa HTQT khí mỏ các loại như: KSP-2C (Balan) với 31 tủ điều khiển, 02 hệ thống loại THY 2000 và Matsushima (Nhật Bản), 01 hệ thống KJ770 (Trung Quốc), 01 hệ thống Haso CST-40A (Balan). Thực hiện công tác sửa chữa lớn, trung đại tu các hệ thống quan trắc khí mỏ và hệ thống chống sét lan truyền cho các đơn vị đảm bảo các hệ thống hoạt động ổn định, tin cậy.
– Thực hiện đề tài cấp TKV: “Nghiên cứu giải pháp chống sét lan truyền cho các hệ thống đo lường, điều khiển tự động tại các mỏ khai thác than hầm lò vùng Quảng Ninh” làm cơ sở áp dụng thực tế tại các đơn vị trong TKV.
– Hàng năm thực hiện kiểm định hơn 20.000 thiết bị điện phòng nổ, mẫu vật liệu, thiết bị cấp cứu mỏ các loại. Phối hợp thực hiện thử nghiệm VLNCN (thuốc nổ, kíp nổ) với Trung tâm Vật liệu nổ Công nghiệp – Tổng công ty Công nghiệp Hóa chất Mỏ.
– Phòng thí nghiệm xác định khả năng tự cháy của than: Hoạt động từ 2017 đến nay, phòng thí nghiệm đã phân tích, xây dựng được cơ sở dữ liệu về mức độ tự cháy của các vỉa than tại vùng Quảng Ninh và xây dựng các giải pháp phòng ngừa, phát hiện sớm hiện tượng than tự cháy trong quá trình khai thác tại các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh như: Xử lý các sự cố cháy nội sinh cho các đơn vị (Công ty than Uông Bí, Công ty than Thống Nhất, Công ty 91 – Tổng công ty Đông Bắc, Công ty CP than Hà Lầm, Công ty than Khe Chàm, Công ty than Khánh Hòa – Tổng công ty Việt Bắc); Lấy mẫu than, phân tích xác định tính tự cháy của các vỉa than cho các đơn vị trong TKV (phối hợp với các đơn vị khai thác than hầm lò thuộc TKV lấy 461 mẫu than để phân tích xác định mức độ tự cháy cho 76 vỉa than; Xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu biểu đồ các vỉa than có tính tự cháy tại các mỏ hầm lò trong TKV); Lấy mẫu khí trong khu vực phá hỏa để cảnh báo sớm hiện tượng than tự cháy (phối hợp với các đơn vị khai thác than hầm lò thuộc TKV lấy 6293 mẫu khí sau luồng phá hỏa các lò chợ, phân tích, đánh giá và đưa ra cảnh báo sớm hiện tượng tự cháy của các vỉa than).
Hệ thống thiết bị Kiểm định quạt gió cục bộ và sức cản các loại ống gió
Sơ đồ nguyên lý và phần mềm điều khiển hệ thống Kiểm định quạt gió cục bộ và sức cản các loại ống gió
– Triển khai đào tạo an toàn, trình diễn cháy nổ khí mêtan, nổ bụi than, tham gia chương trình đào tạo Kỹ thuật công nghệ khai thác và an toàn cho cán bộ, học viên các trường đào tạo nghề, các mỏ trong TKV.
Huân chương Lao động hạng Ba, năm 2011; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, 2007; Bằng khen của Bộ Công Thương, 2009; Bằng khen của UBND Tỉnh Quảng Ninh, 2005; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ lần thứ hai, 2017.
Thử nghiệm phần tử chống sét lan truyền |
Kiểm định cột chống thủy lực đơn |
Kiểm định máy đo gió |
Thử nghiệm thuốc nổ |
Đào tạo An toàn, trình diễn cháy nổ khí mêtan
Xác định chỉ số tự cháy của than |
Phân tích hàm lượng khí CxHy |