text header

Phòng thông gió và an toàn mỏ

1. Chức năng nhiệm vụ

    Chức năng nhiệm vụ của Phòng Thông gió và An toàn mỏ được Trung tâm An toàn Mỏ giao gồm:

– Nghiên cứu, thiết kế hoàn thiện hệ thống thông gió mỏ.

– Tổ chức triển khai nghiên cứu, khảo sát, lấy mẫu than – khí, xác định độ chứa khí mêtan, phân cấp mỏ theo quy phạm.

– Tham gia thiết kế, chuyển giao công nghệ, lắp đặt các hệ thống quan trắc tập trung khí mêtan, đào tạo an toàn mỏ và các lĩnh vực có liên quan.

– Thực hiện các đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực được giao.

2. Nhân lực

Đội ngũ kỹ thuật của Phòng Thông gió và An toàn mỏ gồm có: 01 Tiến sĩ, 06 Thạc sĩ.

3. Lĩnh vực hoạt động

– Thông gió mỏ:

+ Kiểm toán mạng gió

+ Kiểm định trạm quạt gió chính

+ Kiểm định quạt cục bộ

+ Đánh giá sức cản ống gió

  • An toàn kiểm soát khí mỏ:

+ Lấy mẫu xác định độ chứa khí, độ thoát khí, phân loại mỏ theo khí mêtan

+ Tháo khí mê tan đảm bảo cho quá trình khai thác than

+ Xử lý tích tụ khí cho các mỏ có nguy cơ cao về khí trong quá trình đào lò – khai thác.

  • An toàn – môi trường

+ Lập các quy định về an toàn nội bộ phù hợp đặc thù các đơn vị khai thác than khác nhau

+ Đánh giá rủi ro trong quá trình sản xuất than

+ Thiết kế hệ thống làm mát không khí mỏ

  • Phòng chống cháy mỏ: Thiết kế hệ thống chống cháy lan truyền
  • Đào tạo:

+ Đào tạo nâng cao nhận thức cho cán bộ – công nhân làm việc trực tiếp dưới hầm lò về hiểm họa khí mêtan hầm lò (tại các phân xưởng đào lò, thông gió, khai thác);

+ Đào tạo an toàn, trình diễn cháy nổ khí mêtan và bụi than cho học sinh trường nghề, CB-CN tại các đơn vị khai thác than hầm lò

+ Đào tạo, tập huấn lấy mẫu phục vục ông tác phân loại mỏ

+ Đào tạo đánh giá rủi ro trong quá trình sản xuất cho đối tượng là các cán bộ chỉ huy sản xuất cấp công trường

+ Biên soạn các tài liệu về an toàn mỏ

  • Nghiên cứu:

+ Thực hiện các đề tài, nhiệm vụ khoa học kỹ thuật các cấp

+ Nghiên cứu về khí mỏ

+ Nghiên cứu sử dụng khí mêtan

+ Nghiên cứu các vấn đề về cháy nội – ngoại sinh hầm lò

+ Nghiên cứu thu hồi, sử dụng khí mêan

+ Nghiên cứu tự động hóa, tiết kiệm năng lượng cho hệ thống thông gió

– Thực hiện các dịch vụ kỹ thuật khác trong lĩnh vực Thông gió, An toàn mỏ.

4. Các công trình tiêu biểu

– Hàng năm giám sát, lấy hàng vạn mẫu than và khoảng 3 ngàn mẫu khí lỗ khoan, mẫu không khí mỏ để tính toán xác định độ chứa khí, độ thoát khí tương đối phục vụ phân cấp mỏ theo QCVN 01:2011/BCT.

– Đào tạo an toàn cháy nổ khí mêtan và bụi than cho hàng vạn lượt thợ mỏ các đơn vị khai thác than hầm lò từ 2003 đến nay (đào tạo định kỳ 2 năm 1 lần)

– Tính toán xác định độ chứa khí mêtan các vỉa than phục vụ phân cấp mỏ cho các đơn vị khai thác than hầm lò hàng năm.

– Xây dựng quy định nội bộ cho hầu hết các đơn vị khai thác than hầm lò (2012).

– Đánh giá rủi ro trong quá trình sản xuất tại công ty than Hồng Thái (2014), Công ty than Uông Bí (2017) và Hạ Long (2018).

– Thiết kế, lắp đặt, vận hành, chuyển giao công nghệ hệ thống tháo khí mêtan tại công ty than Khe Chàm (2012), Quang Hanh (2015).

– Kiểm toán mạng gió, kiểm định trạm quạt công ty than Mạo Khê, Vàng Danh, Mông Dương, Quang Hanh, Nam Mẫu, Thống Nhất, Thành Công – Cao Thắng (Hòn Gai), Hà Ráng (Hòn Gai), Tân Lập (Hạ Long), Tràng Khê – Hồng Thái (Uông Bí)…

– Đánh giá hiện trạng thông gió, đề xuất giải pháp kiểm soát khí mỏ đảm bảo an toàn trong quá trình khai thác khu vực Hà Ráng (2021).

5. Thực hiện đề tài, nhiệm vụ:

– Nghiên cứu xác định độ thoát khí mêtan để xếp loại khí mỏ Mạo Khê (BCT – 2000);

– Quy hoạch tổng thể phân loại mỏ theo cấp khí nổ để phát triển ngành than vùng Quảng Ninh đến năm 2010 (BCT – 2001);

– Đánh giá tổng thể hiện trạng công tác thông gió các mỏ hầm lò và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả công tác thông gió (BCT – 2003);

– Nghiên cứu xây dựng phương pháp phân loại các khu vực khai thác và các đường lò theo mức độ cháy nổ khí mêtan (BCT – 2004);

– Đánh giá tổng thể hiện trạng thông gió các mỏ hầm lò trong TVN và nghiên cứu đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả công tác quản lý thông gió mỏ (TKV – 2006);

– Nghiên cứu phân tích đánh giá tai nạn chết người trong khai thác than và đề xuất các giải pháp tổng hợp nâng cao mức độ đảm bảo an toàn lao động (TKV – 2009);

– Khảo sát đánh giá hiện trạng tai nạn lao động do nguyên nhân người lao động vi phạm quy trình, quy phạm trong khai thác than hầm lò. Xây dựng các giải pháp nhằm giảm thiểu tai nạn lao động trong khai thác than hầm lò (BCT – 2010);

– Nghiên cứu áp dụng thử nghiệm công nghệ tháo khí mêtan trong quá trình khai thác vỉa 13.1 Công ty than Khe Chàm (TKV – 2012);

– Xây dựng nội dung quản lý an toàn trong lĩnh vực khai thác than hầm lò theo quy định tại thông tư số 43/2010/TT-BCT ngày 29/12/2010 của Bộ Công Thương(BCT – 2013);

– Nghiên cứu quy luật, dự báo độ thoát khí mêtan khi đào lò chuẩn bị trong than và đề xuất các giải pháp nâng cao mức độ an toàn về cháy nổ khí khi đào lò (BCT – 2013;

– Nghiên cứu, đánh giá khả năng thu hồi và sử dụng khí mê tan từ các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh (BCT – 2016);

– Giảm thiểu tác động của khí CO, CO2 đến người lao động trong bầu không khí mỏ khi phải làm việc, tránh mìn ở những gương lò dài, những đường lò thông gió đầu chợ dài sau mỗi lần nổ mìn ở các mỏ khai thác than, đào lò trong TKV (TKV – 2017);

– Nghiên cứu xây dựng trạm kiểm định đường đặc tính quạt gió cục bộ và sức cản các loại ống gió (TKV – 2017);

– Nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện một số nội dung trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác than hầm lò QCVN 01:2011/BCT (TKV – 2017);

– Nghiên cứu đề xuất phương pháp xác định độ thẩm thấu khí mê tan phù hợp với điều kiện mỏ than Việt Nam (BCT – 2018);

– Nghiên cứu đánh giá tình hình thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác mỏ hầm lò, QCVN 01: 2011/BCT và đề xuất các giải pháp quản lý trong lĩnh vực khai thác mỏ hầm lò (BCT – 2018-2020);

– Nghiên cứu, đề xuất hệ thống làm mát không khí mỏ phù hợp với điều kiện các mỏ hầm lò trong TKV (2019-2021)