text header

Tháo và thu hồi khí

Mêtan là một loại khí ảnh hưởng tới hiệu ứng nhà kính rất lớn, nồng độ khí mêtan trong không khí đang ngày càng tăng với tốc độ xấp xỉ 1% hàng năm. Trong khi ảnh hưởng của khí mêtan lớn gấp 21 lần so với khí CO2 về khía cạnh hiệu ứng nhà kính. Ngành công nghiệp khai thác than tạo ra khoảng 6% trong tổng lượng khí mêtan thoát vào khí quyển.

Đối với ngành công nghiệp khai thác than, tháo khí và sử dụng khí mêtan sẽ mang lại lợi ích kép. Tháo khí giúp làm giảm lượng khí mêtan thoát vào mỏ, giảm thiểu nguy cơ xảy ra cháy nổ khí. Ngoài ra, khí mêtan thu hồi được có thể sử dụng như một nguồn năng lượng sạch.

Theo quy phạm an toàn của Ba Lan, các mỏ có độ chứa khí từ loại IV trở lên (> 8 m3/TKC) phải tiến hành tháo khí. Tuy nhiên, thực tế để đảm bảo an toàn, tại một số mỏ hầm lò của Ba Lan, khi độ chứa khí thuộc mỏ loại III, sản lượng khoảng 200.000 ¸ 300.000 tấn/năm vẫn tiến hành tháo khí. Hiện nay, các mỏ hầm lò vùng than Quảng Ninh khai thác ở độ sâu chưa lớn, sản lượng khai thác chưa cao (trung bình dưới 1000 tấn/ngày đêm) so với thế giới. Tuy nhiên, trong những năm tới do nhu cầu phát triển, nhiều mỏ hầm lò sẽ đẩy nhanh tốc độ khai thác xuống sâu, tăng sản lượng và sản xuất trong điều kiện độ chứa khí ngày càng cao, do vậy nguy cơ về cháy nổ khí ngày càng lớn. Chính vì thế, việc áp dụng thử nghiệm công nghệ tháo khí mêtan trong điều kiện hiện nay cho các mỏ có độ chứa khí cao vùng Quảng Ninh (loại III trở lên) là rất cần thiết, không chỉ giải quyết vấn đề nâng cao an toàn về cháy nổ khí mêtan cho giai đoạn hiện nay mà còn là sự chuẩn bị tốt nhất cho sự phát triển bền vững của ngành than trong tương lai.

Hiệu quả của hệ thống tháo khí được thấy rõ sau khi áp dụng thử nghiệm tại Công ty than Khe Chàm.

Trong thời gian trước khi lắp đặt hệ thống tháo khí, khu vực lò chợ thường xuyên xảy ra hiện tượng cảnh báo và ngắt điện tự động do hàm lượng khí mêtan vượt quá 1,3%, ảnh hưởng tới sản xuất. Trong 2 tháng, từ 20/1/2012 đến 20/3/2012 đã xảy ra khoảng 20 lần cắt điện tự động do hàm lượng khí vượt ngưỡng. Thực tế, mỗi lần cắt điện tự động cần phải dừng sản xuất khoảng 30 ữ 60 phút, sau đó khi hàm lượng khí mêtan được hạ xuống dưới mức cảnh báo (1%) mới đóng điện và sản xuất trở lại. Việc dừng cắt điện do hàm lượng khí vượt ngưỡng đã ảnh hưởng đến năng suất lao động và sản lượng khai thác của mỏ. Như vậy, so với tháng 2/2012, thời điểm trước khi tháo khí, sau khi tháo khí, do không bị ảnh hướng bởi cắt điện tự động, mỗi tháng mỏ có thể tăng thời gian làm việc trong lò chợ đến 20 giờ/tháng, góp phần nâng cao hiệu suất sử dụng thời gian, năng suất lao động và sản lượng khai thác.

Một số hình ảnh về hệ thống tháo – thu hồi khí đã áp dụng trong ngành than.

 

Lên đầu trang