text header

Thông gió

Trong khai thác than hầm lò, công tác thông gió đóng vai trò rất quan trọng. Ngoài việc cung cấp đủ lượng không khí cần thiết cho công nhân, giảm nhiệt độ, giảm hàm lượng bụi cải thiện điều kiện vi khí hậu … Thông gió trong mỏ hầm lò còn có tác dụng hoà loãng mê tan, bụi than cũng như các khí độc hại khác xuống dưới giới hạn cho phép trong quá trình khai thác, ngăn ngừa cháy nổ khí, bụi than. Thực hiện tốt công tác thông gió là góp phần đảm bảo an toàn trong khai thác hầm lò.

Theo định hướng phát triển ngành than, sản lượng than ngày một tăng để đáp ứng nhu cầu về than nội địa và xuất khẩu. Sản lượng than hầm lò tiến tới chiếm tỉ lệ lớn hơn lộ thiên. Do vậy các mỏ hầm lò ngày càng vào sâu và xuống sâu hơn, số đường lò nhiều hơn, hệ thống đường lò phức tạp hơn, năng suất lò chợ cao hơn, do đó công tác thông gió cũng càng phức tạp. Mặt khác mạng gió mỏ hầm lò có đặc điểm: Theo quy mô, mức độ khai thác, các thông số cơ bản của mạng gió như sức cản, hạ áp, tổn thất gió luôn biến động. Mỏ càng xuống sâu, quy mô sản xuất tăng lên thì yêu cầu về lưu lượng, hạ áp cũng tăng lên, tương ứng yêu cầu đó công suất của quạt cũng thay đổi. Như vậy, việc kiểm toán mạng gió, đánh giá lại hiện trạng thông gió, hoàn thiện hệ thống thông gió của mỏ là cần thiết và liên tục nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả thông gió mỏ.

Để đánh giá hiệu quả công tác thông gió mỏ hầm lò nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất đòi hỏi cần phải đánh giá tổng thể toàn bộ hệ thống thông gió mỏ bao gồm: Hệ thống các trạm quạt gió chính; các công trình thông gió; sức cản đường lò; lưu lượng gió vào các hộ tiêu thụ.… Việc đánh giá hệ thống thông gió mỏ dựa trên các số liệu khảo sát thực tế tại hiện trường, qua đó đánh giá và hoàn thiện hệ thống thông gió, đảm bảo yêu cầu sản xuất.

Phương pháp thực hiện

Phương pháp tính toán thông gió từ trong ra ngoài. Sử dụng phần mềm thông gió Ventgraph, VentSim để điều tiết mạng gió mỏ.

Quy trình khảo sát

  • Xác định sức cản đường lò
  • Xác định áp suất tuyệt đối tại 2 điểm nút: P1 và P2 (Pa)
  • Lưu lượng gió đi qua đoạn đường lò: q (m3/s)
  • Đo đạc giá trị nhiệt độ khô tK, nhiệt độ ướt tƯ (0C) bằng ẩm kế Assman
  • Khảo sát xác định áp suất tuyệt đối tại các điểm nút

Sử dụng các loại máy đo áp suất tuyệt đối Barolux, MCRC-1 của Ba Lan và Barometer của Nhật Bản để đo áp suất tại các điểm nút.

Hình 1. Vị trí đo đạc xác định sức cản 1 đoạn đường lò

  • Khảo sát cấu trúc, sơ đồ mạng gió

          Khảo sát sơ đồ thế năng mạng gió, độ cao các điểm nút, hệ thống thông gió chung của mỏ, phương pháp thông gió, sơ đồ khai thông mở vỉa, lập sơ đồ mạng gió tại thời điểm khảo sát.

  • Khảo sát xác định lưu lượng gió

          Để xác định lưu lượng gió trong nhánh đường lò cần khảo sát, sử dụng máy đo gió điện tử (PMA-2008 của Mỹ hoặc TFP-1000-1 của Nhật Bản) xác định tốc độ gió trong đường lò tại vị trí khảo sát, đo tiết diện đường lò.

  • Khảo sát xác định độ ẩm không khí

Dùng ẩm kế Assman xác định nhiệt độ khô, nhiệt độ ướt, tính ra độ ẩm không khí.

  • Khảo sát trạm quạt và các công trình thông gió

          Khảo sát lưu lượng gió tại rãnh gió, chế độ hoạt động của quạt đang vận hành, tính toán lưu lượng thực tế của quạt tạo ra, số lượng quạt hoạt động và quạt dự phòng, cơ cấu đảo chiều của trạm quạt, góc lắp cánh của quạt đang hoạt động.

          Khảo sát tình trạng các công trình thông gió trong mỏ như: Cửa gió, vách ngăn, cầu gió, tình trạng rò gió qua các công trình thông gió.      

Các thiết bị khảo sát mạng gió mỏ và

Các thiết bị phục vụ công tác đo đạc, khảo sát gồm:

  • Máy đo áp suất tuyệt đối;
  • Ẩm kế Asman;
  • Máy đo khí;
  • Máy đo gió;
  • Đồng hồ bấm giây, thước mét, dây đai an toàn.

 

Máy đo gió điện tử, TFP1000-1; PMA-2008

Máy đo nhanh khí CH4, CO2

Ẩm kế Assman

 

Máy đo áp suất tuyệt đối Nhật Bản

Máy đo áp suất tuyệt đối Nhật Bản

Máy đo áp suất tuyệt đối MCRC-1 và máy đo khí MMI-2 Ba Lan

Lên đầu trang
Các dịch vụ khác