Trong khai thác mỏ hầm lò, tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây mất an toàn như cháy mỏ, bục nước, sập đổ đường lò…trong đó các vụ tai nạn liên quan đến cháy nổ khí mê tan, cháy nội sinh trong mỏ được coi là thảm họa, làm hư hại tài sản, gây tổn thất lớn về con người. Do đó việc xây dựng các giải pháp phòng ngừa các nguy cơ gây mất an toàn trong quá trình khai thác mỏ được Tập đoàn Công nghiệp than – Khoáng sản Việt Nam và các đơn vị khai thác than hầm lò quan tâm, chú trọng từ lâu. Một trong các giải pháp để phòng ngừa các rủi do, nguy cơ gây mất an toàn đó là mua sắm các hệ thống máy móc, thiết bị phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn sử dụng trong mỏ hầm lò như máy thở, máy cứu sinh hay trang bị cho các cán bộ công nhân làm việc trong mỏ hầm lò các thiết bị tự cứu cá nhân để phòng ngừa, sử dụng trong các trường hợp cần thiết.
Để các thiết bị phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn hoạt động ổn định và tin cậy thì việc kiểm tra, kiểm định và cấp chứng chỉ sử dụng các thiết bị này theo các quy định, quy chuẩn đã được ban hành là rất cần thiết. Hiện nay Trung tâm An toàn mỏ được Tập đoàn Công nghiệp than – Khoáng sản Việt Nam giao kiểm định các thiết bị cấp cứu mỏ sử dụng trong mỏ hầm lò trước khi đưa vào sử dụng bao gồm các loại máy thở, máy cứu sinh, bình tự cứu…
Phòng thử nghiệm thiết bị cấp cứu mỏ có thể thực hiện các nhiệm vụ bao gồm:
Các phép thử liên quan đến Thử nghiệm các thiết bị cấp cứu mỏ sử dụng trong mỏ hầm lò, nhằm đảm bảo chất lượng, duy trì hoạt động an toàn của các thiết bị để người lao động yên tâm sản xuất theo QCVN 01:2018/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bình tự cứu cá nhân sử dụng trong mỏ hầm lò. Tiêu chuẩn Nhật Bản JIS 7601:2001 máy thở ôxy theo phương pháp tuần hoàn dạng ôxy nén áp lực cao. Tiêu chuẩn Châu Âu EN 13794-2002: Kiểm định thiết bị cấp cứu mỏ. Tiêu chuẩn Nhật Bản JIS M 7651-1996: Bình tự cứu mạch kín. Tiêu chuẩn Nga: GOST R 12.4.220-2001: Các loại máy thở cá nhân – Loại máy thở độc lập sử dụng hóa chất tạo ôxy: Các yêu cầu kỹ thuật – Phương pháp thử nghiệm. Hướng dẫn vận hành và sử dụng hệ thống phổi nhân tạo TSUKUBA RIKA SEIKI.
– Hiện nay phòng thực hiện chính các phép thử nghiệm đối với các thiết bị như sau:
+ Máy thở các loại: Oxygem-11 và Oxygem-4HS, DRAGER PSS BG4, P34-Y5, W70… thử nghiệm đưa vào sử dụng mới và thử nghiệm định kỳ;
+ Thử nghiệm bình tự cứu: POG8, MICCO-BTC-HL… thử nghiệm đưa vào sử dụng mới và thử nghiệm định kỳ;
+ Thử nghiệm máy cứu sinh: GC-11C, AIVLp-2/20, thử nghiệm đưa vào sử dụng mới và thử nghiệm định kỳ;
Các chỉ tiêu kiểm định thiết bị cấp cứu mỏ bao gồm:
+ Đối với máy thở, máy cứu sinh
- Kháng trở hô hấp với áp suất dương, áp suất âm, Pa;
- Thời gian sử dụng máy thở, phút;
- Hàm lượng CO2 tối đa, %;
- Hàm lượng O2 tối thiểu, %;
- Nhiệt độ hít vào tối đa, ̊C;
+ Đối với bình tự cứu
- Độ kín của bình tự cứu;
- Thời gian thở đối với bình dạng cách ly, phút;
- Nhiệt độ hít vào tối đa;
- Khả năng chịu rung lắc;
Các thiết bị chính trong phòng thí nghiệm
Các thiết bị chính phục vụ công tác kiểm định thiết bị cấp cứu mỏ bao gồm: Hệ thống Phổi nhân tạo F927, Hệ thống máy sắc ký khí, thiết bị kiểm tra độ kín máy thở Tester Model-3 và PK-9M, thiết bị kiểm tra độ kín bình tự cứu cách ly và độc lập PK-10/POG và PGS-2. Được hiệu chuẩn, kiểm định đình kỳ theo quy định.
Một số hình ảnh
Hệ thống kiểm định máy thở
Kiểm định máy thở oxygem 11