Để đánh giá mức độ nguy hiểm của khí mê tan đối với khu vực khai thác, ngoài việc xác định Độ chứa khí mêtan tự nhiên, cần khảo sát, đo đạc, lấy mẫu để phân tích, tính toán Độ thoát khí mêtan tương đối.
Theo đó, Độ thoát khí mê tan tương đối là đặc trưng cho lượng khí mê tan thoát ra từ khu vực khai thác hay toàn mỏ tính cho tấn than khai thác trong một ngày đêm (m3/T-ng.đ).
Theo quy định tại khoản 2, điều 51 thuộc QCVN 01: 2011/BCT, căn cứ hàm lượng và hình thức khí Mêtan thoát ra trong quá trình khai thác (độ thoát khí Mêtan tương đối), các mỏ hầm lò được xếp thành 5 loại như sau:
Loại mỏ theo khí Mêtan |
Độ thoát khí Mêtan tương đối của mỏ, m3/T- ngày – đêm |
I II III Siêu hạng Nguy hiểm phụt khí bất ngờ |
< 5 Từ 5 đến < 10 Từ 10 đến < 15 ≥ 15, những mỏ nguy hiểm xì khí Mỏ hầm lò khai thác các vỉa nguy hiểm phụt than và khí bất ngờ |
Theo quy định tại khoản 3, điều 56 thuộc QCVN 01: 2011/BCT, công tác kiểm tra và định lượng thành phần không khí phải được thực hiện định kỳ như sau:
– Một lần trong tháng ở các mỏ không nguy hiểm về khí nổ và mỏ xếp loại I, II theo khí mê tan;
– Hai lần trong tháng ở các mỏ xếp loại III theo khí mê tan, các mỏ có than tự cháy;
– Ba lần trong tháng ở các mỏ siêu hạng và mỏ nguy hiểm về phụt than và phụt khí bất ngờ;
– Việc kiểm tra thành phần không khí mỏ được tiến hành đồng thời với việc đo lưu lượng gió, nhiệt độ và độ ẩm.
Các nội dung thưc hiện:
– Lập kế hoạch;
– Tổ chức đo đạc, khảo sát, lấy mẫu theo quy định tại Điều 56;
– Cập nhật số liệu Hệ thống quan trắc, độ tro, sản lượng, số ngày làm việc các phân xưởng, công trường;
– Cập nhật kết quả phân tích mẫu không khí mỏ;
– Tính toán độ thoát khí theo Quy định tại QCVN 01:2011/BCT;
– Hoàn thiện hồ sơ xếp loại mỏ theo yêu cầu của Bộ Công thương;
– Đệ trình hồ sơ lên Bộ công thương xếp loại mỏ.